Thương hiệu brand là gì? Khái niệm trong xây dựng thương hiệu

by GU
0 comment
thuong-hieu-brand-la-gi

“Thương hiệu là gì?” trở thành một trong những thắc mắc thường gặp nhất mà bạn có thể bắt gặp trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế và trong ti tỉ thứ khác. Vậy chính xác thương hiệu brand là gì? Hãy cùng GU khám phá ngay trong bài viết hôm nay!

Thương hiệu – brand là gì?

Thương hiệu – brand là quá trình gồm tạo ra tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn đến với khách hàng bằng các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ. Việc xây dựng thương hiệu này như hiển thị rõ ràng và khác biệt thương hiệu của bạn trên thị trường. Từ đó thu hút sự chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng của bạn.

thuong hieu brand la gi 1
Thương hiệu brand là gì?

Bạn không thể thiết kế mỗi một logo và nói rằng “đây là thương hiệu của mình” bởi thiết kế logo chỉ là một cấu thành nằm trong những đặc tính của thương hiệu. Thương hiệu chính là cách nhìn và cảm nhận của mọi người về doanh nghiệp của bạn. 

Nó không chỉ là các thiết kế logo, name card, catalogue, brochure hay website mà  còn nằm trên những thiết kế nhận diện mà công ty đưa ra, có giá trị vô hình không hiện hữu trực tiếp. Ngoài ra, nó còn là cách khách hàng kết nối với công ty ở nhiều cấp độ khác nhau, qua những điểm chạm thương hiệu khác nhau.

Giá trị cốt lõi nhất của một thương hiệu – brand?

Có nhiều người cho rằng xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp đơn giản là thiết kế được logo, màu sắc, font chữ, ứng dụng thiết kế,…Nhưng thực tế nó bao gồm nhiều thứ hơn thế nữa. Đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần xây dựng được giá trị của thương hiệu, sau đó mới gắn chúng qua các đặc tính hình ảnh.

Tuy nhiên, chúng ta lại không thể đưa ra những thiết kế hay ho trong một dự án và gọi đó là thương hiệu mà những Agency cần thực sự thấu hiểu nội dung và ý tưởng của chiến lược thương hiệu sau đó biến chúng trở thành hiện thực dưới các định dạng phù hợp. Một designer chuyên nghiệp sẽ tạo ra hình ảnh thể hiện được hình mẫu tính cách của thương hiệu, để giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng. 

Ngoài ra khi xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cũng cần đặc biệt lưu tâm tới các vấn đề liên quan như quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền hình ảnh của thương hiệu để tránh mắc phải những vấn đề pháp lý đồng thời ngăn chặn những đối thủ khác có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của bạn với mục đích xấu.

Tại sao các thương hiệu cần đi thuê đơn vị thiết kế?

Các thương hiệu cần đi thuê đơn vị thiết kế và thiết kế đồ họa để củng cố cho đặc tính hình ảnh của doanh nghiệp. Bởi khi tái cấu trúc hoàn toàn một thương hiệu, một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cuốn cẩm nang về thương hiệu hoàn chỉnh.

thuong hieu brand la gi 2
Tại sao các thương hiệu cần đi thuê đơn vị thiết kế?

Cuốn cẩm nang này sẽ có thể miêu tả được thương hiệu của bạn nên và không nên sử dụng trong các trường hợp nào. Hay logo cần được đặt trong những phông nền ra sao, màu sắc nào là màu sắc phù hợp để có thể đảm bảo chắc chắn rằng đặc tính của thương hiệu sẽ được bảo vệ, mạch lạc cho dù hình ảnh về thương hiệu được ứng dụng ở bất cứ đâu.

Ví dụ về thương hiệu hoàn hảo

Ví dụ để bạn biết được đâu là thương hiệu hoàn hảo đơn giản như thương hiệu Apple. Đây là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới mà ai cũng biết đến.

Apple được biết là một trong những công ty về công nghệ lớn nhất thế giới, thiết kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm điện tử, từ laptop tới điện thoại tới cả đồng hồ thông minh.

Mọi thứ Apple làm đều được tính toán mang đến những giá trị cho truyền thông thương hiệu cũng như đặc tính thương hiệu. Cách họ đặt tên cho các dòng sản phẩm cũng dựa trên phong cách thiết kế sạch sẽ, ứng dụng cao trên website thêm giá trị vào thương hiệu Apple.

Tất cả những gì mà chúng tôi liệt kê phía trên là branding. Vì vậy mà  khách hàng tới với Apple bằng nhiều lý do khác nhau. Từ đó, Apple đã xây dựng được những điểm chạm thương hiệu xung quanh các insight đó.

Brand quan trọng như thế nào?

Nếu như bạn để ý tới các thương hiệu lớn trên thế giới, bạn sẽ nhận ra việc xây dựng thương hiệu là điều bắt buộc cho bất cứ một doanh nghiệp nào.

Thương hiệu – brand sẽ đại diện cho những gì?

Hãy tự hỏi thứ cốt lõi nhất nói lên thương hiệu của là gì? Bạn muốn mọi người nghĩ đến thương hiệu của bạn ngay khi chúng được nhắc tên?

Thương hiệu đã được sử dụng nhất quán?

Hãy xem tất cả những ấn phẩm liên quan đến hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn đã có logo hay chưa? Bạn có sử dụng một thiết kế logo xuyên suốt tất cả các sản phẩm của mình hay không? Logo của thiết kế có ổn không? Bạn có dùng chung một hệ màu và typefaces trên mọi kênh truyền thông của brand đúng không?

Sử dụng thương hiệu trên mạng xã hội

Hiện nay, có rất nhiều các trang mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể sử dụng điển hình nhất vẫn là Facebook, Pinterest, Twitter, Google+ hay Instagram. Vì vậy mà thương hiệu của bạn cần chọn lọc ra những kênh phù hợp để phát triển nhận diện cho thương hiệu.

Tuy nhiên, các đặc tính của hình ảnh xuất hiện trên các trang mạng xã hội cần được nhất quán về màu sắc hay nội dung content trên các trang,..

Xây dựng thương hiệu trên website

Website của doanh nghiệp cũng là bộ mặt chính của thương hiệu khi xuất hiện trên Internet, bởi nó quyết định ý thức của khách hàng về brand. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lại xem website đã thực sự nhất quán với đặc tính của thương hiệu chưa.

Các yếu tố để tạo nên Brand – thương hiệu đi đầu

Hiệu nay, 1 thương hiệu tốt phải cần phải có nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố cơ bản nhất tạo nên thương hiệu của bạn bao gồm:

thuong hieu brand la gi 3
Các yếu tố để tạo nên Brand thương hiệu đi đầu.

Tên thương hiệu, Slogan

Tên thương hiệu là thông tin đầy đủ hoặc được viết tắt. Một thương hiệu lớn thông thường sẽ có tên riêng và được đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo hộ. Vì vậy mà rất ít doanh nghiệp sẽ đổi tên thương hiệu của mình trong suốt quá trình hoạt động.

Ngoài ra, slogan cũng là một yếu tố không dễ để xây dựng. Nó không đơn giản chỉ là 1 câu khẩu hiệu. Để có một slogan chất cần phải có quá trình thật sự sống và chiến đấu cùng thương hiệu cũng như thật sự thấu hiểu các giá trị của khách hàng mục tiêu và hiểu sản phẩm mà mình đang cung cấp. Từ đó sẽ đưa ra những khẩu hiệu đi vào tâm trí của khách hàng. 

Câu chuyện thương hiệu

Tại Việt Nam không nhiều doanh nghiệp chú trọng đến câu chuyện thương hiệu mà hầu hết chỉ tập trung vào doanh số. Bởi ít ai biết rằng đây mới chính là con thuyền đưa thương hiệu doanh nghiệp đến những thành công và bền vững nhất. 

Khi câu chuyện thương hiệu được xây dựng đúng cách nó sẽ được lan truyền trong cộng đồng mà không cần tiêu tốn bất kỳ đồng tiền quảng cáo nào. Đây chính là cách truyền thông miễn phí hiệu quả nhất mà doanh nghiệp nào cũng cần có cần có. Để hiểu hơn câu chuyện thương hiệu sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau đây:

Quy mô tổ chức

Rõ ràng trong một doanh nghiệp khi xây dựng mà không tính đến quy mô tổ chức thì khả năng cao sẽ thất bại. Đơn giản như khi xây 1 ngôi nhà mà không tính toán các công việc cụ thể cần sử dụng thì rất dễ dẫn đến sự phụ thuộc. Khi đó, gia chủ sẽ bị thuộc vào tài chính, nội thất, chính quyền…khiến mọi vấn đề phát sinh đều khó kiểm soát. 

Chính vì vậy mà việc quan trọng không phải là mở doanh nghiệp sản xuất cái gì mà

thay vào đó là hãy nghiên cứu về quản trị điều hành để biết vị trí của mình là ở đây, bắt đầu công việc này như thế nào.

Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là phần không thể thiếu của thương hiệu brand. Tuy nhiên, khái niệm còn rất mơ hồ với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thậm chí bộ nhận diện thương hiệu còn bị xem là thứ yếu trong hoạt động tổ chức kinh doanh và phát triển thương hiệu. Sau đó, doanh nghiệp lại phải đuổi theo yêu cầu khiến làm chậm bộ máy một cách không đáng có.

thuong hieu brand la gi 4
Bộ nhận diện thương hiệu.

Thông thường, một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ bao gồm rất thành phần khác nhau. Nó được quy định theo ngành nghề, hoặc theo nhu cầu của từng giai đoạn cần áp dụng. Dưới đây là cách thành phần cơ bản để nhận diện thương hiệu mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Logo: Là biểu tượng đại diện cho thương hiệu, chỉ cần nhìn vào là có thể nhận ra doanh nghiệp.  
  • Ico: Là 1 phần được tách ra của Logo được sử dụng cho việc nhận diện trên thanh tabs của các trình duyệt Web. Thông thường đây chính là điểm nhấn chính được lấy ra từ logo thương hiệu.
  • Nhân vật thương hiệu: Hay gọi là linh vật. Đây là nhân vật được thiết kế riêng để đại diện cho thương hiệu hoặc chiến dịch cụ thể.
  • Đồ họa đặc trưng: Để tạo sự liên kết tất cả các ấn phẩm trong một thương hiệu, người thiết kế cần tạo ra các đồ họa đặc trưng. Nó được xem là nguyên liệu và tiêu chuẩn để quá trình xây dựng thiết kế còn lại của nhận diện được đồng bộ.
  • Bộ icon: Là các biểu tượng đại diện cho sản phẩm, hoặc dịch vụ. Thông thường bộ icon sẽ đơn giản và trực quan chứ không mang nhiều hàm ý như Logo 

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, quan điểm và quy trình của công ty, doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu của nó. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các giá trị cốt lõi của công ty, làm thế nào công ty quản lý để đạt được các mục tiêu của mình, cách các nhân viên được hưởng lợi và cách kết nối với cộng đồng. Từ đó tạo thương hiệu brand cho doanh nghiệp.

thuong hieu brand la gi 5
Văn hóa doanh nghiệp.

Từ đó tạo ra các ghi nhớ khi khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm của thương hiệu. Theo một dạng thức vô hình, văn hóa doanh nghiệp sẽ được in sâu trong tâm trí khách hàng và rất khó để thay đổi nó.

Cách xây dựng Brand trong mắt người tiêu dùng

Như đã biết, không có một quy trình hay nguyên tắc nào đủ chuẩn để có thể áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là bộ tiêu chí đánh giá chính xác nhất. Chính vì vậy, bạn hãy lấy khách hàng làm mục tiêu quan trọng để xây dựng các tiêu chí cho mình.

Các bước xây dựng Brand trong mắt người tiêu dùng cụ thể như sau:

  • Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu.
  • Bước 2: Xây dựng sự khác biệt của thương hiệu
  • Bước 3: Tiến hành khảo sát thị trường.
  • Bước 4: Thiết kế logo của Brand.
  • Bước 5: Xây dựng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Bước 6: Tạo sự nhận thức về Brand.
  • Bước 7: Thiết kế trải nghiệm trên các kênh truyền thông.
  • Bước 8: Gắn kết niềm tin với khách hàng.
  • Bước 9: Hệ thống hóa Brand.
  • Bước 10: Khởi chạy các hoạt động quảng bá.

Tổng kết, Thương hiệu Brand là gì?

Thương hiệu chính là thể xác cũng như là linh hồn của cả một doanh nghiệp. Từ đó giúp định nghĩa doanh nghiệp là gì trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. Đặc biệt, khi nó được kết hợp với các yếu tố về đặc tính thương hiệu, về thiết kế sẽ mang đến định nghĩa rõ ràng về branding.

“Thương hiệu chính là những thứ in sâu vào tâm trí của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức nào đó”. Vì vậy, thương hiệu không chỉ là logo hay những yếu tố hình ảnh mà còn là những giá trị thương hiệu đem lại cũng như chính cách bạn thể hiện những giá trị đó cho khách hàng của mình.

Phía trên là toàn bộ thông tin về thương hiệu brand mà GU tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như xây dưng cho doanh nghiệp, công ty của mình thương hiệu chất lượng và nổi bật.

You may also like

Leave a Comment

You cannot copy content of this page