Brand association là gì? Vai trò quan trọng trong brand

by GU
0 comment
brand-association

Đối với các Marketer thì khái niệm Brand Association không còn xa lạ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như có phương pháp áp dụng chi tiết vào công việc thì không phải Marketer nào cũng biết. Vậy Brand Association là gì? Cùng GU đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau đây nhé. 

Brand Association là gì?

Khái niệm

Brand Association có nghĩa là sự liên kết thương hiệu. Đây là những thứ liên kết với trí nhớ khách hàng như niềm tin, cảm giác, sự hiểu biết…đến thương hiệu của bạn bằng các cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Brand Association 1
Brand Association là gì?

Khi lên các chiến lược truyền thông cho thương hiệu của mình, bạn cần ưu tiên cho chất lượng hàng đầu khi theo đuổi các yếu tố liên kết khác. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, khi chất lượng giữa các thương hiệu với nhau đều có sự tương đồng thì không thể so sánh trực tiếp được thì lúc này vai trò của các ấn tượng liên kết trở nên vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của thương hiệu bạn hay không.

Nguồn ấn tượng của liên kết

Hiện nay, có rất nhiều nguồn ấn tượng liên kết khác nhau để tạo nên sự đa dạng cho hình ảnh thương hiệu. Nguồn ấn tượng liên kết có thể là thông số sản phẩm, giá cả, dịch vụ hay cách sử dụng,….

Các ấn tượng thương hiệu này chỉ có thể liên kết với nhau khi có sự nhắc nhớ, khắc họa nhất định để có thể tạo nên sự tương quan giữa chúng với hình ảnh thương hiệu.

Chính vì vậy mà trong quá trình truyền thông, bạn cần hạn chế thay đổi các thông điệp một cách liên tục để tránh biến chúng trở nên hỗn độn, khó có sự liên kết. Từ đó khiến cho hình ảnh thương hiệu trở nên nên nhạt, khó định hình trong lòng khách hàng.

Yếu tố cấu thành

Các yếu tố cấu thành Brand Association bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác điển hình như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì cùng các yếu tố nhận biết bằng mắt khác.

Brand Association 2
Yếu tố cấu thành Brand Association.

Bản sắc của thương hiệu ( Brand Association )

Bản sắc của một thương hiệu là những giá trị mà thương hiệu muốn người tiêu dùng tin vào và sử dụng để nhận biết sản phẩm. Vì vậy mà những nhà sở hữu phải tìm cách để có thể gắn kết hình ảnh thương hiệu cùng căn cước của thương hiệu càng gần với nhau càng tốt. 

Ngày nay, các thương hiệu có hiệu quả cao thường sẽ biết cách kết nối giữa cá tính thương hiệu của đối tượng phục vụ và bản thân chính sản phẩm hoặc dịch vụ nó cung cấp. Hơn nữa, thương hiệu cũng cần phải nhằm vào một số nhóm khách hàng nhất định. 

Tóm lại, bản sắc của thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm cũng như trở thành biểu tượng của một thương hiệu so với những sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.

Nếu bản sắc của thương hiệu xuất phát điểm vốn là những gì mà thương hiệu muốn khách hàng tiềm năng tin vào. Thế nhưng vẫn có những bản sắc tự nó phát triển, kết hợp cùng quan niệm của người tiêu dùng mà không nhất thiết phải từ quảng cáo. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu về quan niệm của người tiêu dùng đối với bất kỳ một thương hiệu nào khác.

Các thuật ngữ về Brand Association khác mà bạn cần biết

Hiện nay, Brand Association có những thuật ngữ liên quan như sau:

Brand – Thương hiệu

Thương hiệu là thuật ngữ, biểu tượng, thiết kế, dấu hiệu hay cũng chính là sự kết hợp của các yếu tố này. Thương hiệu giúp phân biệt các công ty, tổ chức, sản phẩm, dịch vụ với đối thủ trong mắt người tiêu dùng. Chính vì vậy mà các thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ cần nghiên cứu để có thể tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 

Brand Association 3
Brand – Thương hiệu.

Các đặc điểm khác biệt của thương hiệu có thể về mặt vật chất, lý tính. Hoặc nó cũng có thể về mặt logo, slogan, cảm xúc. Nhìn chung, các giá trị này sẽ tạo nên sự khác biệt, nhận được đánh giá cao của khách hàng hơn so với các dòng sản phẩm, dịch vụ vô danh hay những thương hiệu yếu kém.

Cùng tìm hiểu:

Local brand là gì? Cách xây dựng nhận diện thương hiệu cho local brand

Brand Equity (Giá trị thương hiệu)

Brand Equity là thuật ngữ sử dụng để chỉ tổng giá trị của một thương hiệu. Giá trị thương hiệu chính là khối tài sản riêng biệt, độc lập hãy cũng có thể là tập hợp tất cả các yếu tố gắn liền với thương hiệu để tạo nên mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.

Giá trị thương hiệu thường được phản ánh thông qua cách mà khách hàng, người tiêu dùng nghĩ, cảm nhận, phản ứng với thương hiệu cũng như các yếu tố tài chính, lợi nhuận, thị phần có được nhờ thương hiệu mang lại.

Thông thường, Brand Equity sẽ bao gồm các thành phần như:

  • Brand Awareness: Đây chính là khả năng người tiêu dùng có thể nhận biết được sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Một trong những thương hiệu có mức độ nhận thức trên toàn cầu như: Pepsi, Facebook, Apple, Adidas…
  • Brand Loyalty: Đây là độ trung thành của khách hàng với một thương hiệu nào đó. Khi thương hiệu có sự thay đổi về mặt sản phẩm hay có sự thay đổi về giá cả mà khách hàng vẫn ưu tiên lựa chọn sử dụng.
  • Brand Association: chính là những tính năng, đặc tính mà khách hàng nhớ tới khi nhắc đến thương hiệu điển hình như: Lợi ích từ các đặc tính, người sử dụng, cách thức sử dụng, nguồn gốc.
  • Perceived Quality: Là những đánh giá của khách hàng về thương hiệu thông qua quá trình sử dụng cũng như so sánh với các sản phẩm khác của thương hiệu cùng ngành.
  • Các tài sản khác: Gồm có bảo hộ độc quyền, sáng chế…

Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Brand Positioning là cách các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình để tạo nên thể thống nhất đồng thời có vị trí trong thị trường và trong lòng khách hàng. Định vị thương hiệu cũng là dấu hiệu để khách hàng nhớ đến, cân nhắc có quyết định mua hàng của thương hiệu hay không, hay sử dụng làm thông tin so sánh với các thương hiệu khác.

Brand Association 4
Brand Positioning (Định vị thương hiệu).

Các phương pháp định vị phổ biến hiện nay:

  • Định vị theo tính năng.
  • Định vị theo chất lượng sản phẩm.
  • Định vị theo quan hệ.
  • Định vị theo nhu cầu.

Brand Personality (Tính cách thương hiệu)

Brand Personality hay tính cách thương hiệu là việc nhân hóa thương hiệu như một con người, để thương hiệu mang tính cách, đặc điểm như con người nhằm tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. 

Tính cách thương hiệu được thể hiện qua cách ứng xử của nhân viên gồm cách phục vụ, chăm sóc, hình ảnh, giọng nói, tác phong. Vì vậy, việc lựa chọn tính cách phù hợp cho thương hiệu là cực kỳ cần thiết để giúp thương hiệu gần hơn với người tiêu dùng.

Brand Identity (Nhận diện thương hiệu)

Brand Identity là cách thương hiệu khẳng định giá trị bản thân với người tiêu dùng, nhận diện thương hiệu giúp tạo nên bản sắc cho thương hiệu, mang lại độ riêng biệt so với những thương hiệu khác.

Chính xác hơn Brand Identity chính là tất cả các yếu tố hữu hình nhằm tạo sự hấp dẫn về mặt thị giác từ đó tạo nên sự thống nhất trong tâm trí người tiêu dùng và giúp họ có thể phân biệt với các thương hiệu khác. Ngoài ra, nó còn là một phần trong Brand bao gồm nhãn hiệu, đồng phục, bao bì,…

Brand Association 5
Brand Identity (Nhận diện thương hiệu).

Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ được gắn liền với nhận diện thương hiệu. Đây là những tiêu chuẩn, chuẩn mực cần thực hiện để tạo sự thống nhất về mặt hình ảnh tại các điểm giao thoa giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Một hệ thống thương hiệu sẽ bao gồm:

  • Sứ mệnh, giá trị của thương hiệu.
  • Logo guidelines
  • Bảng màu: Cụ thể hơn là màu sắc, cách phối màu của các ấn phẩm, hình ảnh, theo quy luật nhất định.
  • Font chữ: Là loại font được sử dụng phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng và, hoàn cảnh khác nhau.
  • Template: Là các biểu mẫu bố cục được thiết kế riêng phải kể đến như slide powerpoint, biên bản, thư mời,…
  • Assets: Là các thông tin về thiết kế được lưu trữ chính xác để có thể truy cập và sử dụng bất cứ khi nào.

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chính là sự quay trở lại của họ với công ty. Những khách hàng trung thành chính là những vị khách luôn đồng hành cùng công ty kể cả trong lúc khó khăn.

Brand Association 6
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Theo số liệu thống kê mới nhất thì có tới 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành. Chính vì vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành bằng các chiến lược marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được nhiều công ty quan tâm, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, sự trung thành thương hiệu còn là một trong 3 chỉ số đo kết quả thương hiệu. Hai chỉ số còn lại gồm mức dùng thử (Trial%), và mức dùng Thường xuyên (Regular%). Tuy nhiên, trong thực tế quản trị thương hiệu thì chỉ số trung thành (brand loyalty%) chính là thước đo cao nhất thể hiện kết quả của một quá trình xây dựng thương hiệu cũng chính là cái đích để so sánh sức mạnh thương hiệu. 

Hậu kết

Tóm lại, Brand Association chính là chìa khóa giúp thương hiệu tạo được dấu ấn với khách hàng. Để có thể liên kết thương hiệu thành công thì cần sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nhau được chúng tôi nêu cụ thể phía trên. Thông tin giải đáp Brand Association là gì trên đây hy vọng giúp các Marketer giải đáp một số thắc mắc của mình trên con đường truyền thông doanh nghiệp.

Bài viết hót:

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế branding và marketing

Customer Touch Points trong branding là gì?

You may also like

Leave a Comment

You cannot copy content of this page